Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Bệnh thận do tiểu đường

Thận của nhiều bệnh nhân tiểu đường dày thêm từ từ với thời gian và trở thành dần dần có sẹo. Các ống sinh niệu (nephron) --những đơn vị chức năng và cấu trức cơ bản của thận--trở thành rò rỉ và để cho albumin thoát theo nước tiểu ra ngoài (albumin là một protein do gan sản xuất).Sự tổn thương của thận có thể kéo dài nhiều năm trước khi bệnh nhân thấy có triệu chứng và mất khả năng lọc máu, kiễm soát sự quân bình dịch chất của cơ thể và loại bỏ các chất thải

 
Sơ đồ hoạt động của thận


Theo đinh nghĩa, bệnh thận do tiểu đường (diabetic nephropathy-DN) điển hình là bệnh đa albumin-niệu (macroalbuminuria) và bệnh chức năng thận khác thường (abnormal kidney function). 
Được coi như bị bệnh đa albumin-niệu nếu albumin bài tiết theo nước tiểu vượt quá 300mg trong thời gian 24 tiếng. 

 

Chức năng thận được coi là khác  thường trong những trường hợp mà creatinine trong huyết thanh (serum creatinine) và tỉ lệ lọc tiểu cầu (glomerular filtration rate- GFR) bất bình thường


Bệnh thận do tiểu đường (DN) được coi như là xẩy ra  khi mà bệnh nhân chỉ bị bệnh đa albumin-niệu  không thôi hoặc bị cả đa albumin niệu lẫn chức năng thận khác thường. 

Các chỉ dấu của bệnh DN gồm có lượng albumin trong nước tiểu tăng cùng với tỉ lệ GFR giảm và huyết áp cao với rủi ro gia tăng bị bệnh trạng tim mạch và  tử vong

Nguyên nhân bệnh thận do tiểu đường (DN)

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh DN hãy còn chưa được rõ, nhưng có nhiều giả thiết về cơ chế đã được đưa ra. Đó  là: sự tăng glucoz huyết (hyperglycemia), các sản phẩm do sự liên kết đồng hóa trị giữa một phân tử lipid với một phân tử đường (glycation products),và sự kích hoạt các cytokine khuyến khích viêm toàn thân (pro-inflammatory cytokines).

Một số nghiên cứu cho rằng sự kiểm soát không tốt glucoz-huyết (glucemic control) và sự tăng glucoz-huyết (hyperglycemia) gây ra sự siêu-lọc (hyper filtration) và gây tổn thương cho thận. Hơn thế nữa, các yếu tố di truyền và/hoặc gia đình có thể cũng giữ một vai trò nào đó. Quan sát cho thấy các người Mỹ gốc Phi châu, các người Mễ   và các ngưởi Mỹ da đỏ bản địa có rủi ro cao bị bệnh DN. Tổn thương thận cũng thường hay xẩy ra hơn cho những người hút thuốc, có huyết áp cao và đã bị bệnh tiểu đường loại 1 trước tuổi 20

Sinh lý bệnh học của bệnh thận do tiều đường

Vào giai đoạn đầu của bệnh tiều đường có sự siêu-lọc tiểu cầu (glomerular hyper-filtration) dẫn đến sự gia tăng GFR,  điều này được cho là do trung gian của sự tăng glucoz-huyết (hyperglycemia). Sự kiện này có thể có liên quan tới sự bành trường của màng nâng cuộn mao mạch (mesangial expansion) của thận và sư tăng gia mức  tăng trưởng của các tế bào thận với sự giúp đỡ của các cytokine, chẳng hạn  như yếu tố transforming growth factor B (TGF-B). Yếu tố TGF-B này đăc biệt quan trọng đối với sự bành trướng (expansion) và sau đó sự xơ-hóa (fibrosis). 

Thêm vào đó, glucoz liên kết  đảo nghịch và không đảo nghịch với một số protein trong cả thận và tuần hoản (circulation) để tạo nên những sản phẩm cuối gọi là AGEs ( advanced glycosylation end products). Chính các AGEs này góp phần vào việc gây tổn thương cho thận khi chúng tạo ra những phức hợp (complexes) có thể kích thích sư tăng trưởng và sư xơ hóa.

Cao huyết áp (hypertension) cũng được cho là giữ vai trò trong bệnh thận do tiểu đường (DN) bởi vì thông số này khi được kiểm soát làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đưởng ra thành bệnh DN. Các nghiên cứu trên động vật nhấn mạnh vào sự quan trọng của yếu tố này vì cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng nặng nhẹ của DN với huyết áp toàn thân (systemic blood pressure) của động vật. Cao huyết áp--được biết có thể gây tổn thượng nội mô (endothelial injury) và làm rối loạn sự điều hòa  huyết áp ở mức độ thận--- là một yếu  tố góp phần cho DN


Ở những người bị tiểu đường loại 1, trước tiên vi-mô  albumin-niệu (microalbuminurea) xẩy ra vào lúc 5 tuổi, tiếp theo sau là DN và vĩ -mô albumin-niệu (macroalbuminurea) khoảng một thập niên sau. Phân nửa các bệnh nhân này triển khai bệnh thận giai đoạn chót (end-stage renal disease-ESRD) trong vòng thời gian từ 10 tới 15 năm kể từ khi vi-mô albumin-niệu microalbuminurea) xuất hiện


Trái lại, cứ mỗi 10 người bị tiểu đường loại 2 nếu không được chữa trị thì có 3 người có thể phát triển bệnh DN.  Sau khoảng hai thập niên sau khi bị bệnh thận thì 20 phần trăm nhũng người này có thễ triển khai thành bệnh thận giai đoạn chót (ESRD). Tuy rằng tỉ lệ những người bị tiểu đưởng  loại 2 chuyển thành ESRD ít hơn so với những người bị tiểu đường loại 1 , nhưng số người bị tiểu đường loại  2 cần phải lọc thận (dialysis) lại cao hơn so những người bi tiểu đưởng loại 1 là bởi vì bệnh tiễu đường loại 2 thông thường hơn loại 1

 
Nguyên tắc 2 phượng pháp lọc thận

What causes Diabetic Nephropathy (Kidney Disease)?-Jonas Wilson- 9/24/2016
-----------------------------------------------------------------------------------------

Bài  đọc thêm vể bệnh thận


Nguyên nhân





Triệu chứng





Chẩn đoán


Trị liệu




Phòng ngừa